DỊCH VỤ BẢO TRÌ MÁY PHÁT ĐIỆN – QUY TRÌNH BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG
Liên hệ: 079 308 8699
Việc bảo dưỡng bảo trì máy phát điện luôn là ưu tiên không thể thiếu trong các Cơ quan, doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo hệ thống sản xuất luôn vận hành ổn định là một trong những tiêu chí luôn được quan tâm hàng đầu của các nhà máy.
Quy trình bảo trì máy phát điện
Chuẩn bị trước khi bảo trì máy phát điện
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ chuyên dùng khi đi bảo trì máy phát điện
Bước 2: Đồng bộ trang phục bảo hộ lao động, và luôn luôn sử dụng các trang bị bảo hộ lao động.
Bước 3: Thực hiện biển lắp đặt cảnh báo ở khu vực đang bảo trì máy phát điện.
Bước 4: Kiểm tra và đảm bảo máy đang ở trạng thái không hoạt động, máy nguội trước quá trình thực hiện bảo trì. Chắc chắn về độ an toàn, môi trường xung quanh máy phát điện.
Bước 5: Để máy chạy ở chế độ không tải 10 phút, sau đó chuyển sang 15 phút tải. Việc này giúp làm loãng dầu bôi trơn giúp dễ thay thế.
Bước 6: Trong quá trình thực hiện bảo trì, phải tắt hoàn toàn các chế độ vận hành. Bao gồm cả tắt điện nguồn vào tủ điều khiển, tắt tải của đầu phát, tắt hẳn quá trình làm việc đầu phát.
Bước 7: Thực hiện kiểm tra tổng thể máy phát điện trước khi bảo trì xem thử có các dấu hiệu bất thường ở các vị trí vận hành hay không?
sau khi chuẩn bị ta vào chế độ bảo trì máy phát điện tùy vào thời gian sử dụng máy phát điện.
Chế độ A: Bảo trì 6 tháng hoặc dưới 1000 giờ hoạt động
Với máy phát điện mới sử dụng dưới 6 tháng thì ta thực hiện kiểm tra máy phát điện theo quy trình như sau:
- Rỉ dầu nhớt, nước làm mát
- Đồng hồ điện và hệ thống an toàn
- Kiểm tra áp lực nhớt, hệ thống khí nạp của máy
- Kiểm tra hệ thống xả, ống thông hơi
- Kiểm tra độ căng đai, cánh quạt
- Kiểm tra hiệu điện thế
Sau khi kiểm tra ta thực hiện bảo trì máy phát điện lần đầu như sau: thay bộ lọc nhớt máy và bộ lọc nhiên liệu, thay nhớt, vệ sinh bộ lọc gió.
Chế độ B: Bảo trì 12 tháng hoặc 1500 giờ hoạt động
Máy phát điện hoạt động 12 tháng hoặc 1500 giờ cần bảo trì như sau:
- Kiểm tra định kỳ máy như: dầu, nhớt, hệ thống nạp, xả, cánh quạt, hiệu điện thế như trên.
- Kiểm tra nồng độ dung dịch nước làm mát, thêm nếu cần.
- Kiểm tra hệ thống lọc khí: đường ống cứng, đường ống mềm, mối nối, bộ chỉ thị áp lực trên đường nạp. Thay bộ lọc gió nếu cần, kiểm tra thêm có hư hỏng, nứt hoặc vặn đai (thay nếu cần).
- Kiểm tra cánh quạt và bộ tản nhiệt.
- Kiểm tra, điều chỉnh hiệu điện thế.
- Do đã hoạt động 12 tháng nên máy phát điện cần thay nhớt, lọc nhớt dầu, nước mát, lọc gió.
Sau khi kiểm tra và thay thế các linh phụ kiện ta cho chạy thử máy phát điện để kiểm tra tổng thể.
Chế độ C: Bảo trì máy phát điện hoạt động 3 đến 6 năm hoặc 2000 đến 6000 giờ hoạt động
Do đã hoạt động thời gian khá dài nên máy phát điện cần thực hiện bảo trì tuần tự như sau:
- Vệ sinh làm sạch động cơ chủ lực
- Xử lý chỉnh khe hở xúp bắp, béc phun
- Kiểm tra bộ bảo vệ động cơ
- Bôi mơ bánh căng đai, phần ngoài động cơ
- Kiểm tra đường ống (thay nếu hư)
- Kiểm tra bình điện (thay nếu hư)
- Kiểm tra bulong (xiết chặt lại)
- Kiểm tra độ cách điện
- Do đã hoạt động thời gian dài, máy phát điện lúc này cần phải thay các linh kiện sau:
- Bộ lọc nhiên liệu, nhớt, nước làm mát
- Dây curoa phần trục và máy phát sạc bình
- Dầu nhớt, nước làm mát
- Ong cấp nhiên liệu, van ống dầu mềm
Chế độ D: Bảo trì máy phát điện hoạt động 7 đến 10 năm hoặc 6000 giờ hoạt động
Máy phát điện hoạt động 6000 giờ là khoảng thời gian rất dài nên ta phải bảo trì như sau:
- Lặp lại chế độ bảo trì III: Vệ sinh động cơ, kiểm tra hệ thống làm mát, chỉnh béc phun, bơm nhiên liệu…
- Phun nước nóng làm sạch bên ngoài bộ làm mát
- Vệ sinh sạch hệ thống làm mát (dùng của fleetguard)
- Vệ sinh toàn bộ máy phát điện, kiểm tra và thay thế nếu cần:
- Puli cánh quạt
- Bộ tăng áp, tăng giảm chấn
- Puli giảm chấn, puli bơm nước
- Bơm thêm nhớt dưới gate
- Máy phát sạc bình
- Bơm cao áp
- Kiểm tra vệ sinh đường ống dẫn nước và khí nạp.
- Thay thế các linh kiện sau: bộ sửa chữa bơm nước, bơm nhớt bôi trơn, bộ sửa puly trung gian, nước làm mát lọc nước, lọc nhiêu liệu lọc nhớt.
Cần định kỳ kiểm tra máy phát điện
Tiếp theo ta sẽ tìm hiểu chế độ bảo trì định kỳ 3 tháng 1 lần.
Chế độ E: Bảo trì máy phát điện định kỳ 3 tháng
Đây là quy trình bảo trì máy phát điện định kỳ cần thực hiện 3 tháng / lần:
Làm sạch lọc gió
- Luôn giữ lõi lọc gió sạch sẽ, nếu lõi lọc gió bẩn sẽ làm giảm công suất động cơ
- Chú ý: Nếu ở môi trường nhiều bụi thì phải thường xuyên phải vệ sinh máy phát điện hơn.
Thay dầu bôi trơn
- Khi thay dầu bôi trơn cần nổ máy chạy không tải đến khi đủ ấm, sau đó tắt máy và bắt đầu quy trình thay như sau:
- Mở thước thăm dầu.
- Để khay chứa dầu dưới van xả dầu, xả van và vặn ốc chặt chẽ
- Đổ dầu tránh bị chảy loang ra ngoài máy, dùng thước kiểm tra mức dầu, mức dầu bám đến vạch cao nhất là đạt. Chú ý: Thay lọc dầu theo quy tắc: 02 lần thay dầu là 01 lần thay lọc.
Thay nước làm mát
- Cần vệ sinh bề mặt nếu két nước bị bụi bám vào, cần thay nước định kỳ sau một khoảng thời gian làm việc.
- Hỗn hợp nước làm mát bao gồm nước và dung dịch LCC
- Tỉ lệ thích hợp của hỗn hợp LCC và nước là 30% – 50%. Hiệu quả chống gỉ của hỗn hợp sẽ giảm nếu tỉ lệ dưới 30%
- Cần phải sử dụng cùng nhãn mác và cùng nồng độ với nước làm mát
Xả nước trong nhiên liệu
- Tháo ống cấp nhiên liệu để khử không khí sau đó lắp lại.
- Khử không khí bằng cách sử dụng bơm cấp nhiên liệu để đẩy không khí ra khỏi ống cấp nhiên liệu.
Kiểm tra đệm lò xo
- Vệ sinh sạch sẽ bộ lọc và bôi một lớp dầu mỏng lên bề mặt và lắp lại. Không siết chặt quá.
- Đẩy không khí ra khỏi ống cấp nhiên liệu sau khi thay đệm lò xo.
Quy trình vận hành bảo dưỡng máy phát điện
Bước 1. Vệ sinh toàn bộ xung quanh vỏ máy
Nhân viên sẽ kiểm tra toàn bộ vỏ máy phát điện xem có hư hỏng không, sau đó cho vệ sinh sơ qua vỏ máy.
Bước 2. Kiểm tra hệ thống động cơ
Kiểm tra hệ thống khởi động: bộ starter, ác quy, sạc bình
Kiểm tra hệ thống làm mát:
- Làm mát bằng nước: Kiểm tra rò rỉ ống dẫn, két nước, tình trạng nước làm mát, cảm biến nhiệt độ. Vệ sinh két nước và thay thế nước làm mát. Kiểm tra độ căng dây curoa, tình trạng quạt, puli. Kiểm tra bơm nước.
- Làm mát bằng gió: Kiểm tra hệ thống quạt và tiếng động khi cánh làm việc.
Kiểm tra hệ thống nhiên liệu:
- Kiểm tra bình chứa nhiên liệu, mục chứa nhiên liệu.
- Kiểm tra đường ống, lọc nhiên liệu
- Kiểm tra cấp nhiên liệu: bơm cao áp, chia nhiên liệu, bộ phun.
- Kiểm tra hệ thống làm mát nhiên liệu
Kiểm tra hệ thống bôi trơn:
- Mực nhớt, tình trạng nhớt
- Đường ống dẫn
- Tình trạng lọc nhớt
- Bơm nhớt
- Hệ thống nạp khí
- Rò rỉ nước, khí
- Đường ống cứng, mềm, khớp nối
- Trình trạng lọc gió
- Turbo
Kiểm tra hệ thống khí thải: Rò rỉ khí, độ nghẽn khí xả.
Bước 3. Kiểm tra đầu phát điện
- Kiểm tra sự cách điện
- Kiểm tra cổ góp, chổi than
- Kiểm tra độ nghẽn đường gió nạp thải
- Vệ sinh dây quấn, bạc đạn xoay
- Kiểm tra board AVR, mỗi nối cáp động lực
Bước 4. Kiểm tra bảng điều khiến
- Vệ sinh tủ bảng điều khiển, kiểm tra nút bấm
- Kiểm tra thiết bị ngắt động lực
- Kiểm tra đầu cáp, thiết bị an toàn.
Bước 5. Kiểm tra phụ tùng và thông số.
- Kiểm tra cao su giảm chấn
- Kiểm tra vỏ cách âm
- Kiểm tra khung máy
- Cho máy chạy thử sau đó kiểm tra: nhiệt độ nước mát, điện áp ác quy, tần số và điện áp. Kiểm tra quạt tản nhiệt, kiểm tra rò rỉ và tiếng ồn.